Những điều thú vị về Thích Ca Phật Đài Đà Lạt

Thích Ca Phật Đài là bức tượng Phật lớn nhất Việt Nam được đặt tại Đà Lạt. Về Đà Lạt không chỉ tham quan, nghỉ dưỡng mà còn về với không gian tôn giáo, tín ngưỡng Đạo Phật, về tham quan Vạn Hạnh thiền viện  để thanh tịnh.

Các ngồi chùa này thờ những bức tượng thích ca đá tuyệt đẹp.

1. Truyền thuyết Phật Thích Ca.

1.1. Thân sinh và Gia tộc Thích Ca.

Thái tử Tất Đạt Đa là Thái tử của một vương quốc nay là vùng biên giới của Nepal và Ấn Độ ngày nay. Tên của Đức Phật thuở trước Tất Đạt Đa có nghĩa là làm đúng bổn phận của mình, vua cha hy vọng thái tử sẽ là người nối ngôi vua. Kể lại rằng khi hoàng hậu Ma Da hạ sinh thái tử trên người mang 32 nét tướng tốt, báo hiệu ngài sẽ trở thành Phật.

Năm 29 tuổi thái tử quyết tâm theo con đường tu hành, ngài bỏ lại phía sau gia đình, phú quý, ngôi báu… để đi theo tiếng gọi. Trong tim ngài có chúng sinh muôn loài, mong muốn duy nhất là tìm ra con đường giúp con người vượt thoát khổ ải.

Đạo Phật ở Việt Nam là một trong những tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo

Người nhận thấy mọi thứ xung quanh chỉ là vật chất tạm thời, dù là ai cũng có đâu nào thoát khỏi sinh, lão, bệnh tử. Tâm ngài trong sáng như gương, mặc trên mình chiếc áo vàng đơn sơ của người tu hành, đầu đội sương, chân trần bước đi ung dung. Ngài sau bao năm tu đạo cuối cùng ngộ thiện căn, thanh tịnh không thể cầu được ở bên ngoài, mà phải do tự tâm, tu tâm, tu tính mới mong cầu được thanh tịnh.

1.2. Thời niên thiếu của Thích Ca

Thuở niên thiếu của Đức Phật được sống trong sung sướng, bao bọc tỉ mỉ trong hoàng thất, người được học tinh thông văn võ, lên 13 học cấp võ tướng, sức khỏe phi thường, bắn cung xuyên 7 lớp trống đồng. Thông minh, ham học hỏi và có tình yêu thương chúng sinh. Trong một lần ra khỏi thành dạo chơi người tiếp xúc và thấu hiểu được những đạo lý của đời người. Và cũng từ đó ấp ủ mong muốn tu đạo.

1.3. Quá trình tu hành của Đức Phật Thích Ca.

Sau khi ra khỏi hoàng cung người có đi đến hai vị tu sĩ có đạo hạnh cao nhất thời bấy giờ để học đạo, và sau thời gian ngắn người cũng đạt được cảnh giới đó. Tuy nhiên người thấy đó chưa phải là thứ người tìm kiếm. Người lại tiếp tục ra đi, cùng với 5 người khác tu theo kiểu ép xác 6 năm ròng.

Sau nhiều năm tu hành người ngộ ra chân tu, lĩnh ngộ được đạo thiền định. Nhìn thấu nhân quả đời người, đắc đạo thành phật ở dưới tán Bồ Đề.

2. Vị trí của Đạo Phật ở Việt Nam

Đạo Phật ở Việt Nam là một trong những tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo. Đạo Phật sớm du nhập vào Việt Nam và phát triển cực thịnh dưới thời Lý Trần, Việt Nam có rất nhiều chùa chiền thờ tự Phật được xây dựng từ những thế kỷ trước, mỗi dịp lễ phật, pháp Hội chúng phật tử lại lũ lượt kéo về nghe thuyết giảng. 

Hình ảnh tạo cảm giác gần gũi và ấm áp

2.1. Chùa Phật Thích Ca ở Đà Lạt

Vạn Hạnh thiền viện tọa lạc tại địa chỉ 142 đường Phù Đổng Thiên Vương, phường 8, thành phố Đà Lạt (Việt Nam). Là thiền viện lâu đời, là một trong những điểm tham quan nổi tiếng của thành phố Đà Lạt.

2.2. Tượng Phật Thích Ca Phật Đài Đà Lạt

Tượng Thích Ca Phật Đài lớn nhất Việt Nam cao 24m, khối lượng ước tính 60 tấn, chân tượng là đài sen có đường kính dài 20m. Chất liệu đắp tượng được sử dụng bằng bê tông lõi thép, dát đắp composite trắng ngoài thân tượng. Thông qua trụ trì Vạn Hạnh Thiền Viện được biết: "Thích Ca Phật Đài được xây dựng với trên 1,3 tỷ đồng, nguồn kinh phí do chúng phật tử quyên góp suốt nhiều năm qua.

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni lớn nhất Việt Nam tại Thiền viện Vạn Hạnh được thiết kế nhà sư Thích Viên Thanh đại đức chính là trụ trì tại đây, nhà điêu khắc nổi tiếng Thụy Lam.

Bức tượng được khởi công xây dựng từ năm 2002-2005. Toàn bộ thân tượng được đặt trên một hòn núi giả được theo phong cách Phật Giáo tạo nên nét độc đáo riêng có của bức tượng. Phật Thích Ca  mỉm cười hiền từ  tay cầm đài sen.

3. Dâng hương Thích Ca Phật Đài Đà Lạt

3.1. Địa điểm dâng hương

Tại Thiền Viện Vạn Hạnh 142 đường Phù Đổng Thiên Vương, phường 8, thành phố Đà Lạt (Việt Nam).

3.2. Thời điểm dâng hương

Vào mùng 1, 15 hàng tháng chúng Phật tử thường đến chùa lễ Phật, nghe kinh, nghe sư phụ thuyết giảng.

Tượng Thích Ca Phật Đài lớn nhất Việt Nam cao 24m

4. Những lưu ý khi đi lễ Thích Ca Phật Đài Đà Lạt

4.1. Trang phục

Trang phục đi chùa giản dị, lịch sự, phải phù hợp với không khí trang nghiêm tại chùa. Không được mặc đồ hở hang, không được mặc đồ quá ngắn, họa tiết, màu sắc lòe loẹt.

4.2. Các bước lễ Thích Ca Phật Đài.

Khi vào chùa lễ phật, phật tử nên chỉnh trang phục gọn gàng, tóc tai, quần áo. Lễ phật, lạy Phật từ ngoài vào chính điện, đồ lễ sạch sẽ. Hạn chế đốt tiền vàng. Đến làm công đức, tĩnh tâm.

Trên đây là bài viết về Phật Thích Ca, vị trí của Phật giáo trong văn hóa Việt Nam, giới thiệu về thiện viện Vạn Hạnh, bức tượng Thích Ca Phật Đài ở Đà Lạt - bức tượng Phật lớn nhất ở Việt Nam và một số lưu ý khi đi lễ Phật. Mong rằng bài viết đã đem đến cho các bạn những thông tin bổ ích. Chúc các bạn một ngày mới vui vẻ và nhiều năng lượng.

Danh mục sản phẩm ấn tượng của Trinh Chính Stone:

100+ mẫu tượng phật thích ca bằng đá

100+ dự án cúng dường phật bằng đá cho Chùa

4500 dự án điêu khắc đá mỹ nghệ