Tượng phật Văn Thù Phổ Hiền bằng đá
Ý nghĩa tượng Phật Văn Thù bằng đá và tượng Phật Phổ Hiền bằng đá
Tượng Phật Văn Thù bằng đá, tượng Phật Phổ Hiền ngày nay được chăm chút rất nhiều vào việc điêu khắc để xây dựng lên hình tượng một vị thần trí tuệ, kiên trung đầy mạnh mẽ. Do đó, Phật Văn Thù, phật Phổ Hiền dưới bàn tay khéo léo của người nghệ sĩ không chỉ hiện lên đầy thiêng liêng, cao quý mà còn mang đến những nét giá trị nghệ thuật cực ấn tượng.
1. Ý nghĩa tượng Phật Văn Thù và Phật Phổ Hiền
Phật Văn Thù và Phật Phổ Hiền là 2 vị thần thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong những bộ kinh nổi tiếng ở Phật giáo trong Đại thừa như Thủ Lăng Nghiêm, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa cũng có nhắc đến Phật Văn Thù và Phật Phổ Hiền. Ngài là vị thần của trí tuệ. Đó là trí tuệ thấu hiểu chân lý tường tận, soi rọi và giác ngộ nơi chúng sinh.
Về Phật Văn Thù bằng đá, người ta tin rằng, thờ tôn tượng ngài có thể giúp diệt đi sự tham lam, ích kỷ, giúp con người ta mở rộng tấm lòng để san sẻ, và phát tâm tu học. Bên cạnh đó, Phật Văn Thù có thể giúp soi sáng trí khôn cho chúng sanh, biết phân biệt đâu là phải, đâu là trái, luôn tỉnh thức và sáng suốt trong mọi việc, giác ngộ, áo cơm đầy đủ, người thấy cung kính, quỷ thần hộ trì,..
Tượng Phật Phổ Hiền - tượng đại diện cho chân lý, sự bình đẳng của trí tuệ, hạnh đức của Phật. Ngài còn là hộ vệ cho những người tuyên giảng về đạo pháp. Pháp khí của ngài đại diện cho chiến thắng sáu giác quan. Ngài là người chèo con thuyền Lục độ, chẳng ngại sóng giỏ để cứu vớt chúng sinh khỏi bể khổ. Thờ Phật Phổ Hiền sẽ được ngài hộ mệnh, giúp hóa giải năng lượng xấu, tránh hạn tiểu nhân hao tài. Ngài còn giúp các tín đồ tin vào ngài thấy chân lý, tránh xa mọi ảo vọng, gạt bỏ mọi vô minh. Khi chúng ta noi theo mười hạnh nguyện lớn của ngài sẽ được giác ngộ.
2. Thỉnh tượng Phật Văn Thù bằng đá và Phật Phổ Hiền bằng đá trong trường hợp nào?
Với những ý nghĩa sâu sắc, tượng Văn Thù bằng đá và Phật Phổ Hiền bằng đá không những được thờ tại chùa chiền, tu viện mà còn được đem về để thỉnh tại gia. Tuy nhiên, không phải cứ ngẫu hứng thích là mua tượng về thỉnh. Khi mua tượng 2 vị, người thỉnh phải thật thành tâm và tôn kính người, một lòng mong muốn lĩnh hội được ngọn đèn trí tuệ của người, luôn giữ gìn thân khẩu - ý trong sạch, niệm Phật, lạy sám hối chứ không phải cầu để ban phước trừ họa.
Trước khi gia chủ thỉnh tượng Phật Văn Thù và Phật Phổ Hiền nên gửi đến chùa đền làm lễ để khai quang, sau đó thì rước tượng về làm lễ để an vị. Khi mang tượng Phật bằng đá về nhà phải sắp xếp bàn thờ thật trang nghiêm, cần quét dọn, chăm chút cho bàn thờ. Không nhất thiết phải lau tượng hằng ngày, chỉ khi tượng Phật bị bụi bặm thì mới tắm tượng và lau tượng bằng khăn sạch sẽ.
Khi đến những ngày mùng một, mười lăm, ba mươi âm lịch theo hàng tháng hãy thắp nén hương, hoa trái nghiêm trang để dâng người.
Không nên xức các loại nước hoa vào tượng Phật bởi đây được xem là mùi thơm bất tịnh.
3. Mô tả tượng Phật Văn Thù bằng đá và Phật Phổ Hiền bằng đá
Mô tả Phật Phổ Hiền bằng đá
Nhìn từ bên ngoài, tượng Phật Phổ Hiền Bồ Tát bằng đá mang đến vẻ đẹp nữ tính, phù hợp với tấm lòng từ bi và trí tuệ sáng suốt của ngài. Phật Phổ Hiền được tạo dáng vô cùng thoải mái, tọa lại trên voi trắng sáu ngà có nghĩa là Ngài dùng đại hạnh để hóa độ chúng sinh, đưa chúng sinh từ bờ mê đến bến giác. 6 chiếc ngà voi là đại diện của sức mạnh chiến thắng mọi thử thách, khó khăn nhờ sáu giác quan. Bên cạnh đó, 6 chiếc ngà voi còn đại diện cho 6 điều cần hoàn thành để được giác ngộ cũng như 6 phép tu hành để vào cõi niết bàn. Bốn chân của voi là tượng trưng cho 4 cấp độ thiền định.
Phật Phổ Hiền thường cầm viên châu bảo bên tay phải hoặc tay trái người cầm đóa hoa sen có viên châu bảo. Trong nhiều trường hợp, tay của Phổ Hiền Bồ Tát bắt lấy ấn giáo hoa với ngón trỏ và ngón cái chạm vào hợp thành tam giác. Một số miêu tả khác, Ngài thường cầm cuốn kinh kim cương ở bàn tay trái.
Mô tả Phật Văn Thù bằng đá
Tượng Phật Văn Thù bằng đá được khắc họa trên đá đầy khéo léo và tinh tế để có thể diễn tả trọn vẹn được sự uy nghiêm, sức trẻ và trí tuệ của người.
Hình dáng: Phật Văn Thù hiện lên với hình tượng là một vị thần với tay phải đang cầm lưỡi gươm bốc lửa dương lên cao khỏi đầu mang ý nghĩa, gươm vàng trí tuệ sẽ chặt đi những muộn phiền đang trói buộc con người vào đau khổ, nhờ đó có thể giúp con người đến cuộc sống viên mãn. Tay trái của Ngày cầm cuốn kinh Bát nhã là biểu trưng của tỉnh thức và giác ngộ. Đôi khi, tay trái của Phật Văn Thù lại cầm hoa sen xanh để diễn tả tâm thanh tịnh, không bị nhiễm bụi đời của ngài, nhờ trí tuệ dứt sạch tham ái, viên thành đoạn đức,
Lễ phục: trên người Phật Văn Thù mặc bộ giáp được gọi là giáp nhẫn nhục. Bộ giáp này có thể che chở cho Ngài khỏi những mũi tên thị phi xâm phạm vào thân, luôn giữ cho ngài được vẹn toàn tâm từ bi trước đội quân sân hận oán thù lao đến.