Những điều bạn chưa biết về Đạt Ma Sư Tổ và Phật Thích Ca

Đạt Ma Sư Tổ và Phật Thích Ca là hai vị có công lớn trong sáng lập và truyền bá đạo Phật cùng với đạo Thiền định. Phật giáo, giáo pháp Phật giáo nói chung và Thiền định nói riêng là thành tựu văn hóa và tinh thần vô cùng giá trị. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Đạt Ma Sư Tổ và Phật Thích Ca để hiểu rõ hơn về hai vị và những đóng góp của hai vị.

Ngoài ra, nếu bạn yêu thích tượng phật, hãy bấm xem qui trình tạo tác tượng phật thích ca bổn sư đá nhé.

1. Đạt Ma Sư Tổ và Phật Thích Ca có mối quan hệ gì? 

1.1. Đạt Ma Sư Tổ là ai?

Đạt Ma Sư Tổ tên thật là Bồ Đề Đa La, xuất thân hoàng tộc cao quý, là con trai thứ ba của vua Pallava Tamil. Sinh ra tại Nam Thiên Trúc, tức Ấn Độ ngày nay. Là một người có tư chất thông minh, sớm tinh thông thư pháp. Tên gọi Đạt Ma được vị sư tổ thứ 27 ban cho người, với ngụ ý tinh thông chư pháp. Người trở thành môn đệ của vị sư tổ thứ 27 và trở thành vị sư tổ thứ 28 của đạo Bồ Đề.

Đạt Ma Sư Tổ tên thật là Bồ Đề Đa La

1.2. Đạt Ma Sư Tổ và truyền thuyết Thiếu Lâm

Đạt Ma Sư Tổ nghe lời thầy xuất dương tìm hiểu nhân gian, truyền đạo, cứu độ chúng sinh. Người đi mãi, đi mãi đến vùng đất Trung Nguyên là Trung Quốc ngày nay, gặp vua Lương là người tôn sùng Đạo Phật. Ngài cho xây nhiều chùa chiền. Đức Đạt Ma muốn giác ngộ nhà vua tích độ công đức nhưng vua chưa đủ thiện căn để giác ngộ. Ngài cũng nhận ra chưa phải lúc để truyền đạo vào Trung Nguyên nên đã vượt Giang Hải lên núi thiền định suốt 9 năm. Duyên lành gặp Huệ Khả và sau kiên trì học đạo Bồ Đề.

Đạt Ma Sư Tổ chính là người truyền đạo vào Trung Hoa, học trò của người là Huệ Khả cùng thầy truyền bá võ học cho Thiếu Lâm, về sau hình thành võ Thiếu Lâm uy chấn thiên hạ.

2. Phật Thích Ca và Đạo Phật

2.1. Vai trò của Phật Thích Ca trong sáng lập Đạo Phật

Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập Đạo Phật. Người vốn thông tuệ, hưởng phước báo tu tập từ muôn kiếp, lòng yêu thương chúng sinh, sớm đi theo con đường tu đạo. Vượt qua nhiều khổ ải, tự thân giác ngộ chứng được Bồ Đề. Giá trị của Phật giáo là vô cùng lớn, là người sáng lập Phật Giáo với tâm sáng như gương, sự hy sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni phải nói là trước nay trong lịch sử chưa từng có.

Người là thái tử, sống trong giàu sang nhung lụa, lâu đài thành quách. Nhưng khi thấy niềm đau của chúng sinh trọng bể khổ, người đau như chính mình trải qua những khổ đau ấy. Những sự được mất ở đời, những bất công, những ám ảnh về hình ảnh người tu sĩ già ra đi trong thanh thản và nụ cười trên môi đã thôi thúc Thái tử Tất Đạt Đa nuôi ý chí xuất gia tu hành.

Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập Đạo Phật

Hình ảnh một người từ bỏ cuộc sống sung sướng, ngôi vị, từ bỏ cả gia đình để xuống tóc, khoác lên mình tấm áo vải vàng giản dị của người tu hành, chân trần, áo mỏng vẫn bước đi ung dung mà kiên định.

2.2. Đạo Phật và những giá trị tuyệt vời của Đạo Phật

Đạo Phật là một đạo cao quý nhất, trong sáng nhất, cao thượng tốt đẹp nhất, rộng lớn nhất, cao sâu nhất. Giáo pháp của Đạo Phật hướng con người đến tu tâm thanh tịnh, thoát khỏi tham luyến sân si, hiểu rằng cuộc sống trên thế gian là tạm bợ, thân thể là tạm bợ, phàm là những vật ngoài thân đều là tạm bợ.

Đạo Phật hướng nhân đến tu thiện căn, gieo quả lành, sống cuộc đời tốt đẹp. Đạo Phật cho con người nhìn thấy nhân quả tuần hoàn, bể khổ vô cùng của chốn trần ai. Đức vô lượng của Đức Phật từ bi độ chúng sinh vượt thoát luân hồi. Buông bỏ đi những ích kỷ, đố kỵ mà sống yêu thương lẫn nhau.

Đạo pháp cao sâu ấy mở ra cho con người những điều tốt đẹp, giúp con người thoát khỏi những ràng buộc vị kỷ, để sống an nhiên, thanh thản. Noi theo gương Phật gieo điều thiện, gặt điều thiện.

3. Thiền học và Thiền định có điểm chung gì?

3.1. Thiền học.

Tất cả quyết định con người có được giải thoát không bắt nguồn từ tâm, tâm chủ an lạc thì con người an lạc, tâm biến động từ thân biến động, đạp con người xuống hố sâu không cùng của luân hồi sinh tử.

Đạo Phật hướng nhân đến tu thiện căn, gieo quả lành, sống cuộc đời tốt đẹp

Buông xả tất cả, như Đạt Ma Sư Tổ nói, thiền học cởi tung tất cả những phiền phức trói buộc, nhưng mà thiền học không khéo sẽ trở nên phức tạp. Thiền học là một cái gì đó tươi mát lạ thường không ngôn ngữ nào diễn tả được, thiền hành hoạt, linh động, uyển chuyển. Không phải ngồi im bất động rơi vào im lặng như gỗ đá là đạt được cảnh giới của thiền.

3.2. Thiền định

Thiền định trong Phật Giáo giống với thiền học ở chỗ buông xả, khi thiền, các bận sư giác ngồi tựa dáng thiết già, lòng tay phải ngửa đặt lên trên lòng bàn tay trái, lưng thẳng, đầu hơi cúi, mắt nhìn về trước góc 60 độ. Thiền chủ suy nghĩ, buông xả, đuổi tạp niệm. Khi thiền xong thấy đầu óc minh mẫn lạ thường, tâm trong sáng, thân thể nhẹ nhõm.

Bài viết là những kiến thức về Đạt Ma Sư Tổ người đã sáng lập ra môn phái Thiếu Lâm, truyền bá đạo Phật vào Trung Quốc. Và Phật Thích Ca Mâu Ni người có công sáng lập nền Phật Giáo thế giới. Hai vị có công rất lớn đối với nhân loại, như trong kinh Bi Hoa có viết:" Như tia chớp xẹt nhanh qua bầu trời tối mịt, làm sáng dậy cả bốn phương trời.

Những giá trị để lại còn lưu mãi ngàn đời, giúp con người tìm đến giá trị đích tuyệt của sinh tử, hướng con người đến thiện tâm, an lạc, dứt khỏi bể khổ.

Danh mục sản phẩm ấn tượng của Trinh Chính Stone:

100+ mẫu tượng phật thích ca bằng đá

100+ dự án cúng dường phật bằng đá cho Chùa

4500 dự án điêu khắc đá mỹ nghệ