Kinh Phật A Di Đà cứu khổ cứu nạn bàn tay Phật vươn từ cõi Niết Bàn cứu nhân thế.
Kinh Phật A Di Đà cứu khổ cứu nạn là bộ kinh được nhiều chúng Phật tử biết đến và gửi gắm niềm tin. Đúng như ý nghĩa của kinh cứu khổ cứu nạn, giá trị của bộ kinh còn mang nhiều ý nghĩa nhiệm màu về cứu độ chúng sinh. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Kinh Phật A Di Đà cứu khổ cứu nạn và những ý nghĩa của bộ kinh nhiệm màu này.
1. Kinh Phật A Di Đà cứu khổ cứu nạn là gì?
Kinh Phật A Di Đà cứu khổ cứu nạn có phép màu nhiệm cứu độ chúng sinh
Bộ kinh Phật A Di Đà cứu khổ cứu nạn ra đời là nhờ vào tấm lòng yêu thương rộng lớn và cứu độ chúng sinh của Đức A Di Đà từ rất nhiều kiếp trước. Khi được thành Phật, Đức A Di Đà đã tuyên thệ 48 lời thề nguyện để dẫn lối chúng sinh về thế giới cực lạc. Trong bộ kinh A Di Đà cứu khổ cứu nạn là một bộ kinh có nhiều phần. Gồm phần giáo, phần hình và phần lý.
Bộ kinh A Di Đà cứu khổ cứu nạn thể hiện rất rõ tôn chỉ tu hành của Đức A Di Đà đó là đức chân tu, tu bằng tâm bằng phát nguyện và hạnh tu trì. Cả bộ kinh chú trọng vào hai chữ tâm tín và nguyện với đức tu hành. Đọc bộ kinh giúp người nhận ra rõ tâm tính của mình, người không có tâm, không có tín thì không thể phát độ được lời tuyên thệ tu hành cùng Phật mà nguyện ăn chay niệm phật trường.
Nói rằng kinh Phật A Di Đà cứu khổ cứu nạn có phép màu nhiệm cứu độ chúng sinh nhưng không phải là phép màu nhiệm đọc một câu kinh là có sự biến hóa ngay lập tức. Làm gì có chuyện dễ dàng như thế, đức Phật A Di Đà để thành Phật đã phải trải qua biết bao nhiêu kiếp cứu độ chúng sinh phát lòng Bồ Tát. Người còn phát 48 lời thề nguyện để thành Phật, sau đó mới tạo được ra thế giới cực lạc nơi con người ai ai cũng muốn nương vào. Vậy nên phải hiểu rõ sự nhiệm màu của kinh Phật A Di Đà cứu khổ cứu nạn là giúp con người giác ngộ tâm tính và tự giúp mình thoát khỏi bể khổ.
2. Ý nghĩa của kinh Phật A Di Đà cứu khổ cứu nạn đối với chúng sinh trong lục đạo luân hồi.
Đọc kinh Phật phải nghiêm túc đọc mới chứng được lời Phật
Nếu người niệm Phật mà chưa đoạn trừ được tà niệm hay chưa đoạn tư hoặc còn bị tham, sân, si quấy rầy làm cho phiền não, tùy theo mỗi người, mỗi tâm tính mà khởi tâm khác nhau. Có thể suốt đời cố chấp tham lam quyền lực, có thể thức sinh lại tham lam tiền bạc, của cải, có kẻ tham thực, tham ăn tham uống.
Tất cả những điều tham lam cố chấp ấy đều nằm trong khổ hải, không ai đo đếm được lòng tham của con người vậy nên càng cố chấp với những điều đó, khi không thỏa mãn được lòng mình sinh ra sầu, bi, lụy. Đó chính là nguyên nhân làm cho con người ta suốt đời không ai sống được trong an nhàn, suốt ngày khổ não. Có khổ não nhất thời, có kẻ lại cố chấp ôm khổ não cả đời.
Ai sống ở đời cũng mong tròn vẹn, thường trách sao mình sinh ra không được xinh đẹp, mình sinh ra không được may mắn,... hay có rất nhiều thứ khác khiến con người sinh ra ảo não. Nhà Phật có câu: “Biết đủ là đủ nghĩa là đủ.” Câu nói đơn giản nhưng thâm ý sâu xa và đó cũng là một điều được ngộ ra từ kinh Phật A Di Đà cứu khổ cứu nạn. Ai cũng trách cuộc đời méo mó sao ta không tròn ngay tự trong tâm.
Ý nghĩa của kinh Phật mà nhiều người đọc đến suốt mấy chục năm trời vẫn chưa ngộ được đấy là thiếu đi chữ Tâm. Tu tâm, tu tính, để khi gặp tiền tài của nã vẫn tâm tĩnh như nước không lay động, biết thỏa mãn nhu cầu một cách khiêm nhường từ tốn. Khi gặp những điều khiến cho tâm bốc hỏa thì tâm cũng phải tĩnh như hồ nước mùa thu.
Nếu người niệm Phật đến được nhất tâm bất loạn, phá tan từ 1 đến 41 phẩm vô minh sẽ đến được sinh sang cõi dành cho Bồ Tát. Phá được cảnh vô minh từ 42 sẽ được trở thành Phật.
3. Đọc kinh Phật A Di Đà cứu khổ cứu nạn như thế nào là đúng.
Con người sẽ có được niềm vui đích thực, biết sống vì mình và sống vì mọi người
Ai tìm đến kinh cứu khổ cứu nạn ắt trong lòng đang có gánh nặng lớn cần được trút bỏ. Có thể là gánh nặng tình cảm, gánh nặng tài chính hay bất cứ gánh nặng nào khác trên đời. Nhưng thật sai trái khi tìm đến Đạo Phật, tìm đến kinh Phật với dục vọng.
Đọc kinh Phật phải nghiêm túc đọc mới chứng được lời Phật, bởi đó cũng là thiên cơ thiên ý không dễ gì chứng được, đã chứng được thì phải hành được mới ngộ ra cái màu nhiệm của đạo pháp Phật Gia. Đó cũng là khi bàn tay của Đức Phật vươn ra dắt con người khổ những khổ đau của lục đạo luân hồi, con người sẽ có được niềm vui đích thực, biết sống vì mình và sống vì mọi người.
Trên đây là những điều rất thú vị về kinh Phật A Di Đà cứu khổ cứu nạn. Bạn có đang tìm đến kinh Phật A Di Đà cứu khổ cứu nạn để cứu độ cho chính bản thân mình thì phải nhớ kỹ những điều trên.