Phật Thích Ca và Phật A Di Đà - Những điều có thể bạn chưa biết

Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà là ai, có phải là một. Câu trả lời cho những ai chưa biết về hai vị Phật với những phép nhiệm màu. Hai vị đều là thế tôn đem lòng yêu mến chúng sinh, sớm ngộ Phật Duyên. Nếu chưa hiểu rõ xin hãy nán lại đọc bài này.

Nếu bạn tìm hiểu về chủ đề này, có thể bạn cũng thích tượng phật thích ca bằng đá, xin bấm để tìm hiểu thêm nhé.

1. Phật Thích Ca và Phật A Di Đà là ai?

1.1. Những điều ta hay nhầm tưởng về Phật Thích Ca và Phật A Di Đà.

Những người chưa hiểu nhiều về Phật Giáo thường hay nghe chúng Phật tử niệm “A di đà phật” mà cứ ngỡ là trên thế gian này chỉ có một vị Phật là Phật Thích Ca, hay có người nghe đến Phật A Di Đà liền nghĩ A Di Đà và Đức Phật Thích Ca đều là một. Nhưng trên thực tế những người có hiểu biết hạn chế ấy đã nhận thức sai và trước hết là về danh tính, Pháp danh, nguồn gốc khởi thủy của hai vị Phật đức cao vọng trọng.

Phật A Di Đà xưa kia là một vị vua. Theo kinh Bi Hoa chép lại thuở xa xưa có một vị giáo chủ ở cõi Lạp Ban, người phát 48 lời thề nguyện cứu độ chúng sinh ra khỏi bể khổ nhân gian, thoát kiếp Ta Bà. Ở Tản Đề Lam thế giới có vua Chuyển Luân thánh vương có tên Vô Tránh Niệm là chủ 4 xứ thiên hà, tiếng vua nhân hiền vang khắp bốn cõi hết thảy nhân dân đều kính yêu.

Vua có nhiều con cái, trong đó có một người con tên là Bảo Hải tinh thông thiên văn và xem tướng, ông sinh được một người con từ đầu đến chân có 32 tướng tốt tên Bảo Tạng. Khi lớn lên Bảo Tạng ngộ ra chân lý ở đời là thống khổ, thân mạng là vô thường sinh lòng chán ngán từ bỏ vinh hoa tìm đến con đường tu hành.

Hai vị đều là thế tôn đem lòng yêu mến chúng sinh, sớm ngộ Phật Duyên

Nhờ giác ngộ cao mà không lâu thành Phật hiệu là Bảo Tạng Như Lai. Thành Phật Như Lai đi khắp nơi hóa độ chúng sinh và có nhiều đệ tử của ngài chứng thành Phật Giả và Bồ Tát, được dân chúng ái mộ. Một ngày nọ vua Vô Tránh Niệm nghe Phật Như Lai giảng đạo và từ đó tự nghĩ rằng thiên đạo trong sáng là đây.

Người đến trước mặt Đức Như Lai xin cho lễ nạp cúng dường 3 tháng ở lại nghe pháp, cứ đến giờ đúng bữa là lễ đầy đủ cho tất thảy chúng tăng. Về sau đại thần Bảo Hải nằm mộng vua tu chính đạo thành Phật mới nói với Đức Như Lai.

Vua Vô Tránh Niệm đến trước mặt Như Lai nguyện về Tây Phương Thế giới, nguyện cho chốn của ngài tất thảy chúng sinh đều được hạnh phúc an lạc, tất thảy chúng sinh đều được sống trong thế giới vui đẹp, không có địa ngục, súc sinh hết thảy chúng sinh không phải thoái chuyển mà đọa vào trong 3 đường dữ.

Người nguyện trải khắp trường sinh tử giới, phát nguyện bố thí hầu khắp chúng sinh. Cầu quả Bồ Đề một đạo rất trong sạch, ngay thẳng, chính đáng, cao thượng. Nguyện cho hết thảy chúng sinh trong thế giới ấy đều có thần thức đầu thai trong bông sen nở thì đều có can lành thiện. Người nguyện sau khi thành Phật sẽ dẫn độ chúng sinh vượt qua khổ ải đến an lạc cực xứ sở. Trải muôn kiếp đến nay trở thành Đức Phật A Di Đà, hay còn gọi là Đức Phật Ánh Sáng.

Còn nói về điển tích tu thiện căn hái quả Bồ Đề của Đức Thích Ca Mâu Ni phải kể từ xứ Ca Tỳ La Vệ năm 623 trước Công Nguyên, người giáng sinh trong thân phận thái tử con vua xứ ấy, được sống trong nhung lụa sung sướng hết thảy ở trần gian, như sau này thành chính quả người có nói với các tỳ kheo của người:"Ta được nuôi dưỡng hết sức tế nhị, quá sức tế nhị… "

Nhưng lòng giác ngộ cao và lòng yêu thương chúng sinh muôn vật làm người luôn nặng gánh lo trong lòng về độ kiếp làm sao để thoát khỏi những khổ ải đời người, khỏi sinh lão, bệnh, tử, dứt khỏi những tham ái, dục vọng, khỏi lục đạo luân hồi. Người đã từ bỏ giàu sang, gia đình, ngai vàng để tu đạo. Phải trải qua nhiều khổ ải để ngộ được đạo hạnh Bồ Đề có được thần thông rọi khắp muôn kiếp.

Nguyện cứu độ chúng sinh ra khỏi bể khổ nhân gian, thoát kiếp Ta Bà

1.2. Phật Thích Ca và Phật A Di Đà có mối liên hệ gì không?

Cả hai vị Phật đức cao vọng trọng đều là những bậc thánh có lòng yêu thương chúng sinh hết thảy, và lòng giác ngộ thiền môn cao độ. Sinh thời ở thế gian luôn mang nặng tình thương chúng sinh, đều trăn trở tìm cho muôn vật con đường giải thoát lục đạo, thoát khỏi những tham ái tầm thường.

Cả hai vị đều sinh ra trong nhung lụa nhờ hưởng phước báo tu hành từ muôn vạn kiếp trước, cũng có gia đình, có quyền lực mà hết thảy thế giới đều ao ước có được, đều trải qua những hạnh phúc nhất, đều thấy những sự đen tối nhất. Và cả hai vị đều hướng đến tu đạo Bồ Đề để dẫn độ chúng sinh.

2. Thờ cúng Phật Thích Ca.

2.1. Phật Thích Ca hóa Phật

Thích Ca Mâu Ni hóa Phật ngay dưới gốc cây Bồ Đề râm mát, có một triền cát trắng, một con sông nhỏ chảy qua và cạnh một ngôi làng thanh tĩnh. Thuở ấy Đức Thế tôn về cõi Niết Bàn hoa Ưu Đãi khắp cõi nở rộ dự báo thiên tượng tốt đẹp.

2.2. Đệ tử Phật Thích Ca.

Đệ tử Phật Thích Ca là những tỳ kheo tháp tùng thỉnh đạo bên người, là những tu sĩ, văn sĩ, già trẻ, gái trai, đủ mọi giai tầng hể ai có lòng tu đạo đều là Phật Tử của ngài.

Cả hai vị Phật đức cao vọng trọng đều là những bậc thánh có lòng yêu thương chúng sinh

3. Thờ cúng Phật A Di Đà.

3.1. Phật A Di Đà hóa Phật.

Sau muôn vạn kiếp tu nhân lành thiện, 48 lời thệ nguyện phát độ chúng sinh, trải khắp trường sinh tử luân hồi Vô Tránh Niệm hóa Đức A Di  Đà về tây phương thế giới. Chân dung họa người lưu truyền đến nay là vị Phật với 32 nét tướng tốt, ngồi thiết già trên tòa sen, hai bên có hai vị Bồ Tát, một vị đặng cầm cam lộ và nhành dương liễu, một vị cầm đóa sen xanh.

3.2. Đệ tử Phật A Di Đà.

Lời Phật độ khắp chúng sanh trong trường khổ ải, ai ai cũng nằm trong tình yêu quảng đại của Đức A Di Đà, đức Phật Ánh Sáng mang ngũ sắc rọi khắp Thế gian, đến cả chốn không cung vô ngại. Khắp chốn ai thành tâm hướng Tây Phương đều được Phật Độ.

Bài viết trên là kết quả của quá trình tìm hiểu và tổng hợp từ các nguồn kinh dịch Phật giáo. Hy vọng bài viết đã đem lại cho các bạn những kiến thức bổ ích về hai vị Phật: Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà.

Danh mục sản phẩm ấn tượng của Trinh Chính Stone:

100+ mẫu tượng phật thích ca bằng đá

100+ dự án cúng dường phật bằng đá cho Chùa

4500 dự án điêu khắc đá mỹ nghệ