Tìm hiểu về tượng rồng thời Lý

Từ thời xa xưa, tượng rồng thời Lý đã trở nên cực kỳ phổ biến và quen thuộc trong nền kiến trúc, mỹ thuật Việt Nam. Đây là hình tượng mang nhiều ý nghĩa từ mỹ thuật Phật giáo thời Lý, điều này được chứng minh thông qua các di vật được khảo cổ cùng những tư liệu về lịch sử đã được tìm thấy. Để tìm hiểu chi tiết về tượng rồng thời Lý, cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

1. Tượng rồng thời Lý - biểu tượng ý nghĩa trong Phật giáo

Tượng rồng thời Lý được biết tới là hình tượng mà nhiều kiến trúc sư đưa vào  điêu khắc xây dựng. Với nhiều ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, đem theo bản sắc riêng của dân tộc, tượng rồng thời Lý đã được khắc hoạ vô cùng chi tiết, gần gũi, chân thật.

Theo tưởng tượng của nhiều người thì rồng có nhiều sừng, tay cầm viên minh châu, miệng ngậm viên ngọc quý. Trong hội hoạ nghệ thuật, những nhà kiến trúc sư, điêu khắc đã tái hiện lại hình ảnh rồng thời Lý cùng nét hiền lành, vui vẻ. Đây là hình tượng tượng trưng cho sự cao quý, thể hiện sức sống đầy mãnh liệt.

Trong phong thuỷ, tượng rồng thời Lý mang ý nghĩa lớn lao. Đây là con vật đứng đầu trong 12 thú lành. Vì thế bên cạnh việc hoá sát, con rồng còn phát huy, tăng cường uy phong, quyền lực.

Theo 12 con Giáp, con rồng là loại vật với khả năng tiêu trừ được tiểu nhân. Bởi thế, tượng rồng thời Lý luôn đặt tại các vị trí đặc biệt quan trọng, thích hợp cho những người làm văn phòng, chính trị nhằm tăng cường uy lực, chống lại lời dèm pha.

Tượng rồng thời Lý có nhiều đặc điểm nổi bật

Tượng rồng thời Lý có nhiều đặc điểm nổi bật

2. Đặc điểm chi tiết của tượng rồng thời Lý

Có thể nói, thời Lý là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất trong Phật giáo. Bởi thế, hình ảnh tượng rồng thời Lý được khắc họa với nhiều điểm nổi bật hơn khi so với các tượng rồng thời điểm khác.

Phần đầu tượng rồng thời Lý

Phần đầu tượng rồng thời Lý vô cùng đặc biệt, mào, mũi và bờm khắc hoạ uyển chuyển và tự nhiên cực kỳ sinh động. Phần mào ở tượng rồng toàn bộ trùm lên môi trên, quyện cùng răng nanh tựa hình ảnh đám mây bay. Rồng có phần râu mềm mại tựa sóng nước, đang uốn lượn cùng gió. Phần mũi rồng được khắc họa với các đường cong được xếp chồng nhau. Miệng thường há rộng, lộ ra hàm răng ngậm ngọc vô cùng ấn tượng, Hơn hết, mào và râu rồng lại uốn cùng nhau, làm nên hình ảnh như chiếc lá bồ đề, vô cùng phù hợp thời ký hiệu hoàng kim Phật Giáo thời bấy giờ.

Tượng rồng thời Lý có nhiều điểm khác biệt so với nhữngthời kỳ khác

Tượng rồng thời Lý có nhiều điểm khác biệt so với nhữngthời kỳ khác

Thân tượng rồng thời Lý

Phần thân tượng rồng thời Lý uốn lượn dày mềm mại, tựa như đang bay đầy sống động. Thông thường phần thân sẽ có từ 11 đến 13 khúc đồng đều. Thế nhưng điểm khác biệt nhất chính của tượng rồng nằm ở phần thân tròn, không có vảy và da trơn. Đây là điều đặc biệt giúp mọi người phân biệt được tượng rồng thời Lý so với tượng rồng ở những thời kỳ khác.

Chân tượng rồng thời Lý

Tại thời Lý, tượng rồng có 4 chân, có khi gồm 5 loại móng, cũng có loại 3 móng. Tuy nhiên dù có mấy móng thì chúng đều được người nghệ nhân khắc hoạ nhỏ nhắn cùng vuốt sắc tựa móng chim. Ở khuỷu chân tượng rồng thời Lý thường có cụm lông dạng mây bay bay về phía sau làm tăng thêm sự mềm mại ở tượng.

Như vậy với những chia sẻ về tượng rồng thời Lý trên, hy vọng sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về tượng. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác, hãy liên hệ đến chúng tôi qua hotline để được giải đáp.