Có nên choàng áo lên mẹ Quan Âm không?

Áo choàng mẹ Quan Âm có nhiều ngôi chùa hay cá nhân thờ tự khoác lên cho Ngài. Tuy nhiên điều này cũng có nhiều quan điểm, ý kiến trái chiều là có phù hợp hay không? Để giải thích, phân trần cho vấn đề này hãy cùng tìm hiểu những thông tin sau đây. 

Gương mặt phúc hậu hiền từ

1. Sự tích về áo choàng mẹ Quan Âm

Trong các vị Bồ tát, phật Quan Âm bồ tát được thể hiện nhiều hình thức nhất cũng như được sùng bái nhiều nhất ở trong điện thờ Phật giáo Đại thừa Trung Quốc. 

Các thánh tượng có truyền thống đội mão, cho nên có không ít nghi vấn đặt ra rằng, đây phải chăng là cơ sở, tiền đề cho việc các tín đồ choàng áo lên cho mẹ Quan Âm ngày nay. 

Việc choàng áo lên các thánh tượng là bởi ảnh hưởng từ nền Phật giáo của Trung Quốc, cũng như sự pha trộn văn hóa tín ngưỡng, những người tín đồ Phật tín ngưỡng Mẫu Thượng Ngàn – Bắc Bộ, Mẫu Liễu Hạnh, thờ địa Mẫu – Nam Bộ, Thánh Mẫu Thiên Y A Na – Trung Bộ, Bà Chúa Xứ - Châu Đốc, Bình Dương,... lúc nào cũng đều được thờ cúng áo đẹp, choàng áo qua vai cũng như phủ lên thánh tượng nên với bậc tôn kính như mẹ Quan Âm các phật tử, gia chủ, tín đồ phát tâm cúng dường áo cho Ngài là điều dễ hiểu. 

Phổ độ chúng sinh

2. Có nên choàng áo lên mẹ Quan Âm hay không?

2.1 Nên choàng áo cho mẹ Quan Âm không? 

Việc cúng áo choàng lên các thánh tượng đức mẹ Quan Âm, Địa Tạng Bồ Tát ở trong Quan Âm tu viện hay tại một số tu viện lớn hay các tượng lộ thiên ở khắp đất nước đều xuất phát từ người Hoa phát tâm cúng dường, dần dần sau này ảnh hưởng tới người Việt. 

Nhưng việc cúng dường áo lên các thánh tượng đức Bồ Tát như mẹ Quan Âm sẽ luôn có giới hạn cũng như chỉ dành cho những thánh tượng lộ thiên. 

2.2 Những tranh cãi về việc choàng áo lên mẹ Quan Âm 

Hiện nay có không ít phật tử thuần túy tu hành, trí thức không nhất trí về việc choàng áo lên mẹ Quan Âm. Việc choàng thêm áo như vậy là không đúng, bày trí trang trí giống như những ngôi chùa ở Trung Quốc, chùa Bà Bình Dương, chùa Bà núi Sam, chùa Dinh Cố (Bà Rịa – Vũng Tàu), các chùa núi Bà ở Tây Ninh, tin ngưỡng thờ cúng “tiên cô, thánh cô”. 

Những tín ngưỡng này là sự pha trộn giữa “Tàu Việt” hoàn toàn không đúng với nghi lễ trong Phật giáo chính thống. 

Mang sự tôn nghiêm, đức độ

Tuy nhiên, theo Hòa thượng Thích Giác Quan việc choàng áo lên mẹ Quan Âm nếu nghĩ là “sai” thì cũng không phải. Nhưng nghĩ là “đúng” thì điều này cũng không phù hợp với tính trang trọng, trang nghiêm khi thờ phụng kim thân Phật. Với việc thờ phụng này thì trong Phật giáo Việt Nam cũng như của các phật tử, người thờ cúng cũng không có thêm vào đó, các thánh tượng cũng được đúc có sẵn áo choàng, mão. 

Vào những ngày lễ vía như: 19/02 âm lịch, 19/06 âm lịch và 19/09 âm lịch nhà Sư có tổ chức lễ và đồng thời khuyên các tín đồ, người đến thờ cúng, phật tử không nên cúng áo choàng cho đức Bồ tát Quan Âm lộ thiên bởi các nhà điêu khắc khi thực hiện đã chạm áo rồi, nên làm như vậy là hao tốn nhiều tiền bạc. 

Cho nên trong tương lai, vấn đề choàng áo lên mẹ Quan Âm sẽ được điều chỉnh. 

Việc băn khoăn về vấn đề có nên choàng áo lên cho mẹ Quan Âm là quan điểm của mỗi cá nhân cũng như có sự ảnh hưởng nhất định từ những nền văn hóa tín ngưỡng khác du nhập vào nhân dân ta. Do đó, quan trọng nhất vẫn chính là sự thành tâm khi thờ cúng Ngài cũng như giới hạn việc thực hiện choàng áo để tránh làm mất đi sự tôn nghiêm, đúng lễ nghĩa. 

Danh mục sản phẩm ấn tượng của Trinh Chính Stone:

- 100+ mẫu tượng phật quan âm bằng đá

- 100+ dự án cúng dường phật bằng đá cho Chùa

- 4500 dự án điêu khắc đá mỹ nghệ

Tham khảo thêm một số sản phẩm dưới đây: 

- Cách thỉnh và thờ phật quan Âm tại nhà

Hướng dẫn thờ tranh mẹ quan âm linh thiêng cho gia chủ nắm rõ

Tủ thờ mẹ quan âm - nơi linh thiêng thể hiện tấm lòng thành của gia chủ

Nên chọn loại đèn để bàn thờ mẹ quan âm như thế nào mới mang ý nghĩa tốt đẹp?

- Tìm hiểu chung về 9 chữ bùa quan âm