Quan thế âm bồ tát và những câu chuyện thú vị về lòng từ bi, bác ái

Bà quan âm được nhiều hộ gia đình tại Việt Nam thờ cúng tuy nhiên, nhưng không phải bất cứ ai cũng biết về câu chuyện đằng sau Ngài, quan âm bồ tát là ai? Giờ thì cùng chúng tôi tìm hiểu đó là câu chuyện gì nhé!

Nhân tiện, Trinh Chính Stone là đơn vị gia công tượng phật quan âm bồ tát bằng đá lớn nhất Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu, xin bấm vào đường dẫn trên để xem qui trình thi công, chọn đá & 100+ mẫu mã đa dạng nhất nhé. Xin cám ơn bạn.   

1. Câu chuyện sự tích về bà quan âm

Trong kinh Phật, sự tích về Phật bà Quán/ Quan Âm được nhắc khá là nhiều, còn trong nền Phật giáo của Trung Hoa truyền thuyết về Ngài được ghi lại như sau. Quán/ Quan thế âm bồ tát chính là sự hiện thân của công chúa tên là Diệu Thiện khi đã tu hành chín quả. Thời đại Nam Bắc Triều, nhà vua tên Diệu Trang Vương có ba người con gái xinh đẹp là Diệu Nhan, Diệu Âm, Diệu Thiện.

Công chúa Diệu Thiện vô cùng nhân hậu, thông minh, nhan sắc “hoa nhường nguyệt thẹn” nên được vua cha cực kỳ yêu thương. Nhưng khi đến tuổi kết hôn, công chúa kiên quyết không đồng ý, từ chối và có mong muốn bầu bạn nơi cửa phật. Điều này đã làm cho nhà vua vô cùng tức giận và đưa ra lời thách đố.

Bồ tát chính là nói đến con đường tu đạo ở trong phật học

Chấp nhận lời thách đố cũng như vượt qua những lần mà vua cha làm khó dễ, công chúa cũng tu thành chín quả ở hang đá có tên là Đại Hương Sơn. Khi đã tu hành thành Quán/ Quan Thế Âm bồ tát, nàng công chúa Diệu Thiên mang theo tấm lòng nhân từ, từ bi, hiển linh để cứu vớt mọi chúng sinh.

2. Ý nghĩa tên gọi bồ tát quan âm

Tên gọi Quan Thế Âm bồ tát mang nhiều ý nghĩa:

  • Quán hay quan mang ý nghĩa là phân biệt thiện ác, quan sát khắp phương.
  • Thế ở đây có nghĩa là con người nơi thế gian, cõi đời.
  • Âm có nghĩa là âm thanh của con người ở chốn nhân gian có cầu cứu, có buồn khổ, có hạnh phúc, có oán niệm.
  • Bồ tát chính là nói đến con đường tu đạo ở trong phật học. Bên cạnh đó, bồ tát còn thể hiện nghĩa cứu thoát, giác ngộ chúng sinh ra khỏi tai nạn, khổ đau trong cuộc sống.
  • Tên gọi Quán Thế Âm bồ tát hay Quan thế âm bồ tát mang ý nghĩa là Ngài luôn lắng nghe mọi âm thanh, quan sát mọi sự việc diễn ra trên trần thế để giúp đỡ.
  • Phật Bà Quán/ Quan Thế Âm bồ tát là hiện thân cho lòng nhân ái, sự từ bi, cứu độ chúng sinh khỏi bất hạnh, đau khổ trong cuộc sống.

Quan Thế Âm bồ tát là hiện thân cho lòng nhân ái, sự từ bi

3. Trong phong thủy mẹ quan âm bồ tát có ý nghĩa như thế nào?

Trong phong thủy, phât quan âm là người yêu thương mọi chúng sinh nhân loại, tâm lương thiện, luôn vị tha, không oán thù, không để tâm, luôn lắng nghe, bao dung, chia sẻ nỗi đau với nhân loại.

Mặt phật của bà quan âm tượng trưng cho lòng thánh thiện, sự bình an, hướng phật.

4. Cách chọn vị trí, bài trí đúng khi thờ cúng phật bà quán/ quan thế âm tại gia

Điểm qua 1 số ý tưởng phù hợp cho việc thờ cúng quan âm tài nhà:

  • Nên chọn vị trí ở trên cao, giữa khi làm bàn thờ cúng bà quan âm (đại sĩ).
  • Tối kỵ không nên đặt tượng bà quan âm (phật đài) cùng với những tượng thần khác.
  • Đồ cúng dâng lên thờ quan âm bồ tát không cúng đồ mặn, trái cây tươi, hoa đẹp nhất.
  • Hướng đặt tượng tuyệt đối tránh bày trí ở những hướng như: bàn ăn, cửa phòng ngủ, nhà vệ sinh. Vì đây đều là những hướng không thanh tịnh, không tôn trọng Ngài.

Phât quan âm là người yêu thương mọi chúng sinh nhân loại
  • Vệ sinh lau chùi thường xuyên, đảm bảo bàn thờ luôn sạch sẽ.
  • Khi thắp nhang gia chủ nên thắp theo số lẻ.
  • Chọn kích thước tượng phù hợp, tương xứng với không gian thờ cúng, bàn thờ.
  • Những gốc nhang cũ nên dẹp đi.

5. Thờ cúng tượng Phật Quan Âm tại tu viện và Chùa

5.1. Quy cách thờ cúng tượng Phật Quan Âm

Ý nghĩa của Phật Quan Âm là vô cùng đáng kính nên tại Việt Nam, ở chùa hay các tu viện nào đều có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Bởi truyền thống văn hóa người Việt là tôn thờ nhi thờững giá trị tâm linh đầy ý nghĩa.

Ở các Chùa hay tu viện thì tượng Phật Quan Âm được đặt ở nơi chính điện bởi đây là trung tâm sự thờ kính. Dẫu vậy, không có một nguyên tắc chung nào để bài trí các tượng hay chùa ở Việt Nam. Vị trí tượng đặt có thể sẽ thay đổi linh hoạt tùy theo từng ngôi chùa, tu viện.

Tầng cao nhất của nơi chính điện bàn thờ ở các ngôi chùa thường có 3 mẫu tượng được gọi là tam thế tương ứng với những vị vật ở 3 thời gian: hiện tại, quá khứ và tương lai. Ở phía dưới thì thường xếp pho tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, tượng Phật A Di Đà, Di Đà Tam Tôn. Các nghệ thuật tác tạo tượng Phật Quan Âm là Quan Âm Nam Hải, Quan Âm Tống Từ, Quan Âm thập nhất diện thường được đặt ở trong chùa. Có khi sẽ được bày ở góc 2 bên của bàn thờ chính điện. Hay đôi khi là bày ở nơi thờ riêng.

Một số tu viện, chùa thường đặt tượng Phật Quan Âm ngoài trời. Bởi các Phật Tử đã cho rằng, các tín đồ Phật Giáo cần nhất chính là lòng thành kính. Vị trí để đặt tượng Phật Quan Âm tốt nhất chính là nơi có vị trí rộng thoáng, sạch sẽ, yên tĩnh cùng với tấm lòng tôn kính khi đặt tượng Phật Quan Âm.

Ý nghĩa của Phật Quan Âm là vô cùng đáng kinh nên tại Việt Nam

5.2. Một số chùa Quan Âm đẹp tại Việt Nam

Chùa Quan Âm Đà Nẵng

Chùa Quan Âm Đà Nẵng là một trong những chùa Quan Âm nổi tiếng linh thiêng tại Đà Nẵng. Được thành lập năm 1957, tọa lạc ngay dưới chân núi Kim Sơn với những phong cảnh cực hữu tình và thanh tịnh.

Chùa Quan Âm chốn thiên ở chùa Đà Thanh nhộn nhịp này nổi tiếng với bức tượng Bồ Tát Quán Thế Âm. Đây là bức tượng thiên tạo linh ứng về câu chuyện giấc mơ ly kỳ của hòa thượng Thích Pháp Nhãn. Chính bởi sự linh thiêng, nhiệm màu ấy mà bất kỳ ai khi đến Âm tham quan chùa Quan Âm, lễ Phật đều một lòng tin kính, ngưỡng mộ.

Tượng Phật Bồ Tát Quan Âm lộ thiên tại đây được làm từ chất liệu Pha lê với chiều cao từ 12 - 25m, đáp ứng được nhu cầu lễ hội của các Phật tử, tăng ni cũng như đông đảo khách du lịch từ thấp phương. Chắp tay nguyện cầu dưới tượng Quan Âm để tỏ sự thành kính, bạn sẽ thấy lòng yên bình và nhẹ nhàng hơn.

Chùa Linh Ấn

Một trong những ngôi chùa Quan Âm đẹp nhất tại Việt Nam không thể không nhắc đến Chùa Linh Ẩn. Tại đây có pho tượng Quan Âm lộ thiên với chiều cao 71m, được xem là tượng Phật cao nhất ở Việt Nam, là tượng Phật Quan Âm lớn nhất.

Đại tượng Bồ Tát Quan Âm lộ thiên với nét nhìn hiền hòa, từ bi tọa lạc giữa khuôn viên chùa rộng 6 héc ta. Phủ xanh bởi các cây rừng quý hiếm ở thành phố ngàn thông. Pho tượng Phật Quan Âm này hướng quay về phía dân cư, ánh mắt hướng nhìn xuống, hệt như Ngài đang dõi theo, dẫn đường và bảo vệ những người con ở phía dưới.

Chùa Linh Ứng Sơn Trà

Đây là ngôi chùa đẹp tại Đà Nẵng mà ai đến với thành phố biển này cũng nên một lần ghé qua. Ngôi Chùa với tượng mẹ Quan Âm linh thiêng ngay cả với người dân bản địa. Bởi vậy đây vừa là điểm du lịch thưởng ngạn đẹp, vừa là nơi tâm linh để mọi người cầu mong sự may mắn, bình an.

Dù chùa các xa trung tâm thành phố khoảng 10km nhưng từ phía xa bạn cũng có thể nhìn thấy dễ dàng bóng dáng chùa Linh Ứng với pho tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cao, uy nghiêm ngay giữa đất trời.

Kiến trúc của Chùa khá đơn giản. Sau khi lên bậc thang ở cổng Tam Quan, du khách sẽ đến Chính Điện ở đầu bên kia của sân. Trong khuôn viên Chùa, ngoài tượng Phật Bà Quán Thế Âm còn có những dãy tượng La Hán, tháp Xá Lợi cao 9 tàng và những pho tượng Phật tọa ở dưới tán cây mát xanh.

Đại tượng Bồ Tát Quan Âm lộ thiên với nét nhìn hiền hòa

Chùa Quan Âm Bồ Tát Vũng Tàu

Chùa Quan Âm Bồ Tát tại Vũng Tàu còn được biết đến với tên gọi là Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát Tự, là một điểm tham quan nổi tiếng tại Vũng Tàu. Đây là ngôi chùa nằm trên đường vòng núi Lớn, xây dựng năm 1976. Nổi bật nhất ở khu vực Chùa chính là tượng Phật Bà Quán Thế Âm trắng với khuôn mặt hiền hòa đứng ở trên tòa sen, chiều cao 16m tay cầm bình Cam Lộ, hướng ra ngoài biển.

Chỉ cần nhìn từ đằng xa bạn cũng có thể thấy được bức tượng Phật Bà Quán Thế Âm nổi bật đứng trên tòa sen trắng. Đến chùa Quan Âm, bạn dường như tìm được đến chốn thanh tịnh, xua tan mọi lo toan, mệt mỏi cuộc sống và khám phá được những nét đẹp truyền thống, văn hóa nơi đây. Dù chỉ là một ngôi chùa bé nhỏ nhưng đây lại là điểm du lịch ở Vũng Tàu được nhiều du khách đang quan tâm, tìm đến.

Quán Âm Phật Đài Bạc Liêu

Chỉ cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 8km là đã đến với Quán Âm Phật Đài Bạc Liêu, điểm đến Phật giáo được Phật tử tứ phương tôn kính. Đa phần các du khách khi ghé thăm ngôi chùa Bắc Tông này đều là chiêm ngưỡng tượng Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát cao 11m hiền hòa, uy nghiêm, hướng ánh mắt đầy từ bi về hướng biển Đông. Tại Bạc Liêu, vùng đất của người con ở xứ biển luôn trao trọn vận mệnh của mình cho sóng nước mênh mông, sự hiện diện của mẹ Nam Hải chính là đại diện niềm hy vọng vô tận, bất diện về một cuộc sống sung túc, bình an, hạnh phúc.

6. Các phân dạng của Phật Quan Âm trong thờ cúng

6.1. Quan Âm ngồi

Thông thường phân dạng tượng Phật Quan Âm trong thờ cúng thường được để ở chùa, đền, miếu mạo hay bàn thờ Phật trong các gia đình. Với ý nghĩa quyết tâm loại bỏ cái ác, cái xấu và từ bi với sự đau khổ của chúng sinh, hoan hỉ những điều lành, đó là các đặc tính nổi bật của tượng Phật Quan Âm ngồi đài sen. Từ đó, trong đời sống hàng ngày của Phật Tử, tượng Phật Quán Thế Âm ngồi đài sen đã và đang trở thành hình ảnh quá đỗi quen thuộc.

Tượng Phật Quan Âm trong thờ cúng thường được để ở chùa, đền

6.2. Quan Âm đứng

Tượng Phật Bà Quan Âm đứng thường đặt ở trên đỉnh núi, ngoài trời hay đơn giản là đặt trong khuôn viên sân vườn rộng, thanh tịnh trong nhà bạn. Hay có khi ở trên sân thượng của 1 số gia đình trên thành phố thường thấy.

Không chỉ ở trong đền chùa mà tượng Quan Âm đứng còn được lựa chọn trưng bày ở trong nhà để mong cầu bình an. Trong quan niệm xưa, tượng Quan Âm đứng sẽ mang đến sự bình an cho mọi người, mang ý nghĩa quan sát tứ phương, phân biệt phải trái, thiện ác, đúng sai. Cũng là con đường để giác ngộ, hướng chúng sinh thoát khỏi bể khổ.

Đức Phật Quan Âm đứng luôn dõi theo, lắng nghe lời cầu nguyện để phổ độ mọi chúng sinh. Bởi vậy, mẫu tượng này là hiện thân của lòng từ bi, mang đến bình an trong mỗi gia đình.

6.3. Quan Âm Tự Tại

Quan Âm Tự Tại là một trong những phân dạng của Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát. Khác với hình tượng của Phật Bà Quan Âm thông thường thì hình tượng của Quan Âm Tự Tại là thể hiện tâm thế tự tại trong lúc tu hành của Đức Bồ Tát. Sự tự tại này được thể hiện qua dáng ngồi, khuôn mắt, dáng đứng và những cảnh vật bao quanh.

Khi nhìn vào tượng Quan Âm Tự Tại, ai cũng cảm nhận được sự tự do, ung dung, tự tại của Ngài. Nhìn theo đó thì người tu hành cũng phần nào cảm ngộ được sự tự tại lúc tu hành theo hạnh nguyện Bồ Tát.

Khi chiêm bái tượng Ngài tức là chúng ta luôn quan sát, soi vào trong chính mình, không nhìn không chấp lỗi thế gian. Như vậy thì cuộc sống thực tự tại và việc chúng ta thờ phụng Ngài là vô cùng ý nghĩa.

6.4. Quan Âm cưỡi rồng

Hình tượng Đức Quan Âm Bồ Tát uy nghi cưỡi rồng với dáng vẻ khoan thai, tay đỡ bình Cam Lộ xuống trần gian để tưới mát, dập tắt những tham lam, hận thù trong lòng chúng sinh. Đứng giữa biển khổ của chúng sinh Ngài đen đến hạnh phúc, an lành cho nhân loại. Ngài luôn xuất hiện trên biển để giúp đỡ chúng sinh trong những khi gặp nạn kêu cầu sự phù hộ, chở che để có những ngày bình yên, lặng biển.

Bởi vậy mà hình tượng Quan Âm cưỡi rồng vượt mọi bề khổ, cứu giúp chúng sinh, tiêu trì được tam độc đã rất đỗi quen thuộc với đất nước vùng biển như ở Việt Nam.

6.4. Quan Âm diệu thiện

Hình tượng Phật Quan Âm Diệu Thiện với 42 thủ nhãn ấn pháp là thể hiện diệu dụng của Đại Bi, đúng với tinh thần Giác tha nơi nhà Phật. Quan Âm Diệu Thiện với nghìn tay nghìn mắt, có thể mang đến an vui cho tất cả chúng sinh. Vì muốn chúng sinh yên vui, sống bình an, diệt trừ các tội ác, bệnh tật, xa lìa các chướng nạn, tăng trưởng công đức pháp lành, thiện căn được thành tựu, tiêu tan mọi sợ hãi, mong đủ đầy những mong cầu.

Vị Bồ Tát này có tấm lòng ở tại nơi thế gian, luôn dõi theo vạn vật để hóa giải lầm than, đưa dắt chúng sinh về hướng thiện. Bởi vậy, pho tượng luôn được đặt tại vị trí quan trọng, nơi có không gian yên tĩnh, thanh tịnh.

6.5. Quan Âm Thị Kính

Quan Âm Thị Kính là điển tích vô cùng nổi bật trong văn hóa của người Việt. Hình tượng Phật Quan Âm Thị Kính trên tay bồng đứa trẻ như lời nhắc về nỗi oan mà bà đã phải chịu. Đáng trân quý nhất chính là các hành xử, toát lên vẻ đẹp phẩm hạnh đáng quý, đáng trân trọng của bà. Mỗi khi nhìn vào tượng Quan Âm Thị Kính là thấy phẩm chất đáng học hỏi của một vị chân tu. Đó cũng như lờ nhắc nhở luôn sống trong sự từ bi, nhẫn nhục

6.6. Quan Âm Tống Tử

Quan Âm Tống Tử là vị Bồ Tát được thờ phụng trong nhiều gia đình Việt Nam. Hình tượng Quan Âm Tống Tử giống như người mẹ đức độ, hiền từ. Người luôn chỉ lối, chở che, cứu độ và giác ngộ cho người người có duyên, lầm lỗi. Cũng bởi vậy, tượng Quan Âm Tống Tử thường xuất hiện cùng hình ảnh đứa trẻ ở trong lòng hoặc đứng cạnh Ngài.

Chúng sinh luôn coi ngài như vị Quan Âm Bồ Tát hiển linh luôn phù hộ người phụ nữ được mẹ tròn con vuông. Người hiếm muộn con hay không có con trai thờ phụng nhang đèn Ngài thì mong cầu sẽ được ban phép từ Ngài. Con trai sẽ hiếu thảo và con gái sẽ ngoan hiền.

Không chỉ ở trong các đình chùa, tu viện mà nhiều gia đình còn thỉnh tượng Quan Âm Tống Tử để thờ tại gia.

6.7. Quan Âm Tứ Thủ

Phật Quan Âm Tứ Thủ được biết đến là vị Quan Âm có duyên với người Tây Tạng. Tay phải Ngài cầm tràng hạt lần đếm mỗi khi vào lễ Phật, tượng trưng cho trí chú tụng kinh, giữ được ngôn ngữ thanh tính. Tay trái ngài cầm hoa sen biểu trưng cho trí tuệ tinh thông, Ngài luôn vô nhiễm, thanh tịnh như hoa sen dù mọc trong bùn đất. Hai tay giữa của Ngài giữ lấy ngọc Như Ý, biểu trưng cho giáo Pháp như ngọc quý của Phật Thích Ca. Thể hiện được năng lực của trí tuệ, lòng từ bi có thể đáp ứng mọi tâm nguyện chúng sinh, giúp cho mọi nguyện ước trên thế gian đều được như ý vẹn toàn.

Tất cả các đặc điểm ở hình ảnh Quan Âm Tứ Thủ đều là những thần lực, đức hạnh, công hạnh Ba La Mật tuyệt diệu của Ngài.

Phật Quan Âm Tứ Thủ được biết đến là vị Quan Âm có duyên với người Tây Tạng

Lựa chọn phật quan âm đứng hay ngồi, hoặc các kiểu phật phù hợp bạn cần sự tham vấn của các sư thầy tại chùa là tốt nhất.

7. Văn hoá Phật Bà Quan Âm và những hoạt động truyền thống

Văn hoá Phật Bà Quan Âm từ lâu đã trở nên quá đỗi quen thuộc trong đời sống văn hoà Việt. Ở đâu trên đất Việt, đâu đâu cũng thấy tôn tượng vị Quan Âm. Ngài hiện diện trong văn chương lẫn trong ngôn từ và cả trong những lễ hội, điêu khắc. Phật Bà Quan Âm có trong văn hóa cùng những hoạt động truyền thống như:

7.1. Đọc kinh quan âm

Kinh Phật Bà Quan Âm

Đọc kinh Phật Bà Quan Âm là thần chú cứu khổ màu nhiệm, linh ứng. Khi tụng kinh Phật Bà Quan Âm sẽ thoát khỏi những tai ương, bệnh tật, phiền não, thoát nạn cửa quan, mọi phiền toái của bản thân, gia đình, mọi hận thù được hóa giải như ý nguyện.

Kinh Phật Quan Âm cứu khổ

Niệm kinh Phật Bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn trong phong tục thờ cúng Phật Bà Quan Âm trở thành nét văn hoá truyền thống đặc trưng bày tỏ sự kính ngưỡng, thanh tâm của mình với Phật Giáo. Đó cũng là mong cầu một cuộc sống bình an, được đức Phật cứu rỗi những lúc trắc trở, khó khăn ở cuộc sống.

7.2. Thờ tự và văn khấn Phật Quan Âm tại nhà và tại chùa

Thờ tự và văn khấn Phật Bà Quan Âm là một nghi lễ khi khấn Phật Bà Quan Âm vào những ngày mồng Một, ngày Rằm tại nhà hoặc đến chùa để xin Phật Bà Quan Âm phù hộ cho gia đình luôn bình an, tai qua nạn khỏi, vạn sự như ý, bệnh tật được tiêu trừ...

Vào những dịp đặc biệt, đa số mọi người đều dành thời gian để đi lễ chùa cầu bình an, may mắn, mọi việc thuận lợi. Văn khấn Phật Bà Quan Âm cần phải thể hiện được mong muốn, tâm ý của mình. Còn với văn khấn Phật Quan Âm tại nhà thì thường diễn ra vào buổi sáng khi vừa thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Dù văn khấn Phật Bà Quan Âm ở tại nhà hay tại chùa thì khi lạy nên kính cẩn, chậm rãi, lòng thành. Khi lên chùa hay ở nhà cũng cần ăn mặc chỉnh tề, thành tâm trước mặt Phật Bà Quan Âm để được cài ban ơn cũng cũng nhận lời cầu khẩn.

7.3. Ngày vía Phật Quan Âm

Mỗi năm, Phật tử nhiều nơi trên thường làm lễ vía Phật Quan Âm vào những ngày 19 tháng 2, 19 tháng 6, 19 tháng 9 Âm Lịch hàng năm. Ngày 19 tháng 2 là ngày vía Phật Bà Quan Thế Âm đản sanh, Ngày 19 tháng 6 là ngày vía Quan Âm thành đạo, ngày 19 tháng 9 là ngày vía Quan Âm xuất gia.

Trong những ngày này, người ta thường dâng lên Phật Quan Âm vật phẩm ngon thơm nhất ở địa phương mình để tưởng nhớ đến Ngài, ca ngợi sự từ bi, thanh cao và những điều tốt đẹp nhất mà Phật Quan Âm đã làm cho con người. Đồng thời cầu mong Ngài sẽ luôn phù hộ độ trì con người để có cuộc sống bình an, tốt đẹp nhất, luôn no đủ, thanh tính và gia đình được yên vui, hạnh phúc.

Phật tử vào ngày này sẽ chuẩn bị mâm cúng đầy đủ và thịnh soạn nhất để dâng lên Phật Bà Quan Âm, trong đó không thể thiếu các vật phẩm như: hương, quả tươi, hoa tươi, phẩm oản và bánh kẹo, đĩa xôi hay bánh bao chay,...

7.4. Bói Phật Quan Âm và xin xăm Phật Quan Âm

Có thể nói rằng, bói Phật Quan Âm và xin xăm là một trong những tập tục từ lâu đời của người Việt nói viêng và người Á Đông nói chung. Xăm Phật Quan Âm cũng mang những ý nghĩa tâm linh huyền bí trong đó, chẳng hạn như nếu gặp vấn đề vướng mắc, khó khăn trong cuộc sống mà chúng ta không phân biệt và tìm được lối thoát cho mình thì hãy bói và xin xăm Phật Quan Âm để được Ngài dẫn đường chỉ lối.

Có rất nhiều hình thức bói khác nhau như xem kinh dịch, xem tử vi, xem tâm linh. Thế nhưng hình thức xin xăm Phật Quan Âm vẫn được sử dụng và lưu truyền cho đến nay, như một niềm tin trong thế giới tâm linh ở nhiều người.

100 quẻ Quan Âm

tổng 100 thẻ Quan Âm, trong đó gồm thẻ cát và thẻ hung. Đây là phương pháp gieo quẻ để xin lộc thánh, giúp xóa bỏ mọi lo âu. Phật tử thường đến Chùa và những ngày rằm tháng giêng và Tết Âm Lịch để xin xăm và xem phụ ý của Phật Quan Âm dẫn đường chỉ lối thế nào.

32 quẻ Quan Âm

Sự ra đời của 32 quẻ Quan Âm khởi nguồn từ Trung Quốc. Gắn liền với chuyện Đức Phật ban cho Đức Huyền Trang 32 quẻ Quan Âm được xem là những quẻ tối thượng linh. Que nay để thấy rõ được cát hung họ phác nhân tiền. Bói 32 Quan Âm là việc làm quan trọng mà nhiều người chọn lựa trước khi làm việc đại sự.

Tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá

8. Các vật phẩm về Phật Bà Quan Âm

8.1. Tượng Phật Quan Âm

Tượng Phật Quan Âm bằng đá

Để lưu giữ vẻ đẹp nguyên thuỷ của Phật Bà Quan Âm thì không thể không nhắc đến tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá. Được nhiều người sử dụng trong việc thờ cúng ở đình chùa, miếu.... cùng ý nghĩa mang đến sự bình an.

Tượng Phật Quan Âm bằng gỗ

Tượng Phật Quan Âm bằng gỗ thể hiện một nét đẹp trong văn hoá tâm linh của người Việt. Các đồ thờ Phật Quan Âm bằng gỗ hiện nay đã có sự tinh xảo hơn xưa nhiều. Đồng thời về độ bền cũng tốt hơn. Có được điều này thì những nghệ nhân cũng đã kết hợp khả năng chế tác truyền thống cùng công nghệ hiện đại như sấy gỗ, sơn nano...

Tượng Phật Quan Âm bằng sứ

Người xưa và người nay đều ưa chuộng mẫu tượng Phật Quan Âm bằng sứ. Bởi nó có sức hút kỳ lạ trong từng đường nét điêu khắc. Tượng Quan Âm bằng sứ luôn giữ được sự tôn kính, trang nghiêm dù thời gian có thể làm thay đổi chút ít.

Tượng Phật Quan Âm bằng trầm hương

Tượng Phật Quan Âm bằng trầm hương từ xưa đến nay luôn được mọi người ngưỡng mô bởi vẻ đẹp vô cùng trang nghiêm của trầm hương, vừa huyền ảo lại vừa thấu sáng. Với đồ thờ bằng trầm hương, khi đặt lên bàn thờ thì luôn thu hút ánh nhìn, giúp người chiêm bái tâm kinh ngưỡng và hoan hỉ.

Tượng Phật Quan Âm bằng đồng

Tượng phật quan âm bằng đồng cũng được dùng nhiều trong thờ tự. Các đồ cổ xưa cũng được dùng bằng chất liệu này khá nhiều.

8.2. Đèn thờ Phật Quan Âm

Đèn thờ Phật Quan Âm không chỉ đóng vai trò là vật trang trí mà còn tăng sự trang nghiêm và ấm cúng cho nơi dâng hương, thờ tự. Ánh sáng đèn Quan Âm còn mang đến một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Không chỉ thắp lên để tẩy trừ cho bóng tối mà còn là đại diện, tượng trưng cho trí tuệ và sự sáng tỏ của Đức Quan Âm.

8.3. Hình ảnh digital 2D và 3D Phật Quan Âm

Một số gia đình thường có xu hướng chuyển từ thờ tượng sang thờ tranh Quan Âm 2d & 3d, bởi tranh treo sẽ có chi phí rẻ hơn, chiếm ít diện tích hơn và vệ sinh, bảo quản dễ dàng. Sự xuất hiện tranh Quan Âm sẽ khiến Phật Tử cảm giác như Đức Phật đang bảo vệ, chở che, Phật tử luôn sống vui vẻ, tích cực và cuộc sống gia đình luôn viên mãn, hạnh phúc.

8.4. Trang sức: Nhẫn, lắc tay & dây chuyền hình Phật Quan Âm

Hiện nay, nhiều người thường sử dụng hình tượng Phật để làm trang sức như nhẫn, lắc tay, dây chuyển quan âm với mong muốn cầu tài lộc, bình an. Điều này cũng rất thường tình bởi, Phật tử luôn muốn ghi lại hình ảnh của Ngài, và mỗi mẫu trang sức tượng Phật cũng là một công trình nghệ thuật đáng để thưởng ngoạn, trân trọng.

8.5. Thác khói trầm hương Quan Âm

Thác khói trầm hương Quan Âm thực sự là một tuyệt tác nghệ thuật kết hợp giữa tôn kính về tâm linh và phong thuỷ vẹn toàn. Được xem là bí quyết phong thuỷ để an bình, tĩnh tâm, gia tăng may mắn tài lộc. Đồng thời giúp trừ tà khí để không gian luôn sạch sẽ, ấm cúng.

8.6. Tranh thêu hình Phật Quan Âm

Tranh thêu hình Phật Quan Âm đang dần trở thành chọn lựa hàng đầu tại các phòng thờ của người Việt. Với ý nghĩa tốt đẹp và đem đến sự thanh tịnh, bình an cho mọi người nên mẫu tranh này được các Phật tử chọn để trao tại nơi tôn kính nhất trong gia đình. Tranh thêu Phật Bà Quan Âm được thể hiện cùng nhiều phong thái khác nhau. Mỗi một phong thái đều toát lên được vẻ tôn nghiêm, thoát tục của người.

8.7. Các bài hát về Phật Quan Âm

Sự bình yên, thanh tịnh có thể tìm thấy được trong bài hát về Phật Quan Âm. Những giai điệu Phật Giáo hướng con người tới cuộc sống như thiên đường nhưng vẫn tuân thủ đạo lý, coi trọng về đạo. Dù mang tính răn dạy nhưng lại rất nhẹ nhàng. Cũng bởi vậy mà lời bài hát về Phật Quan Âm cứ vậy mà đi vào lòng người.

8.8. Phim ảnh về Phật Quan Âm

Tầm ảnh hưởng đạo Phật không dừng lại ở nhân sinh, triết lý sống mà còn hiện diện ở trong nghệ thuật nói chung và phim ảnh nói riêng. Các bộ phim ảnh về Phật Quan Âm ngày nay đã kết hợp cùng nhiều bài học ý nghĩa nhà Phật với ngôn ngữ điện ảnh tài hoa, đã làm nổi bật lên ý nghĩa hình ảnh của Phật Bà Quan Âm.

Những thông tin về Phật Bà Quan Âm trong bài viết trên hy vọng đã giúp cho bạn hiểu thêm về sự tích về Ngài cũng như ý nghĩa của tên gọi. Bạn đang có nhu cầu thờ cúng Ngài hay cần hỏi thêm những thông tin khác liên quan, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Danh mục sản phẩm ấn tượng của Trinh Chính Stone:

- 100+ mẫu tượng phật quan âm bằng đá

- 100+ dự án cúng dường phật bằng đá cho Chùa

- 4500 dự án điêu khắc đá mỹ nghệ